Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Đối tượng có tỉ lệ mắc bệnh trĩ cao hiện nay.

Theo khảo sát mấy năm gần đây thanh niên lứa tuổi từ 18 đến 75  tuổi mắc bệnh trĩ đang có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt ở các thành phố lớn, những tỉnh thành đang phát triển. Vậy nguyên nhân do đâu?  Đối tượng nào dễ mắc phải bệnh trĩ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Trĩ được hình thành như thế nào?
  • Búi trĩ hình thành bởi các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn, do vùng bụng chịu áp lực liên tục khiến các tĩnh mạch co giãn quá mức nên dễ gây rối tạo thành trĩ.




Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao:
  • Người bị táo bón thường xuyên: do thói quen ăn uống không đúng, ăn thiếu các chất hỗ trợ tiêu hóa như chất xơ, chất nhuận tràng, và ăn quá nhiều chất cay nóng khô khan. Vì lý do đó làm cho phân cứng nên đi đại tiện phải cố gắng rặn để tống phân ra, lâu ngày làm ảnh hưởng đến thành hậu môn gây ra trĩ
  • Người mắc các bệnh về hậu môn khác như: nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn,… hoặc người bị bệnh béo phì.
  • Phụ nữ sau khi sinh: do chế độ ăn uống kiên cử thiếu chất hoặc khi lâm bồn cố rặn quá sức và không đúng cách.
  • Do cơ thể bị lão hóa ảnh hưởng đến sự co giãn của các tĩnh mạch vùng hậu môn, thường gặp ở người cao tuổi.
  • Một nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh trĩ ở lứa tuổi thanh niên là do tính chất công việc. Ở các thành phố đang phát triển cần một lượng lớn lao động từ lao động phổ thông đến lao động trí óc. Công việc đòi hỏi họ phải đứng làm việc hoặc ngồi làm việc liên tục nhiều giờ liền hoặc phải làm những công việc nặng nhọc. Đối tượng thường mắc bệnh ở độ tuổi thanh niên là: nhân viên văn phòng, công nhân vận hành máy, tài xế lái xe, thợ phụ hồ
  • Đáng lo ngại hiện nay là tầng lớp thiếu niên cũng mắc phải bệnh trĩ, nguyên do là ngồi chơi game nhiều trên máy tính nhiều giờ, làm biếng vận động cơ thể, ăn uống qua loa thiếu chất,..

Dấu hiệu chung của những người mắc bệnh trĩ:
  • Đi cầu ra máu đỏ tươi hoặc đỏ thẩm, lúc đầu nhỏ giọt càng về sau có thể thành tia, gây thiếu máu cục bộ, khiến bệnh nhân mệt mỏi, xanh xao, chóng mặt…
  • Thấy vùng hậu môn rất đau và rát trong lúc đại tiện và sau đại tiện.
  • Lúc bình thường, luôn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở hậu môn, đôi khi có cảm giác ẩm ướt.
  • Có khối thịt nhỏ lòi ra ngoài, sờ vào thấy mềm, nếu ở giai đoạn nhẹ, khối thịt sẽ tự thụt vào trong hậu môn sau khi đi cầu.
=> Lời khuyên bác sĩ: bệnh trĩ không tha cho bất kỳ ai nếu không điều chỉnh lại thói quen ăn uống cũng như làm việc cho phù hợp, vì vậy nên phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét